Hướng dẫn kinh nghiệm tìm mua xe ô tô cũ giá dưới 300 triệu giá rẻ ngon

Yên tâm

Với số tiền từ 300 đến 400 triệu đồng mua sedan cũ nào hợp lý là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là 4 mẫu sedan đã qua sử dụng được đánh giá cao phù hợp với “hầu bao” của phân khúc này:

1. Daewoo Lacetti 2008 – 2010

Tuy thuộc về một thương hiệu đã bị mua lại, nhưng Daewoo Lacetti vẫn được rất nhiều khách hàng yêu thích sự đơn giản và khả năng vận hành tốt tin dùng.

Những chiếc sedan Lacetti đời 2008 – 2010 sở hữu thiết kế đẹp mắt, xe cũ mà không hề lỗi thời. Nội thất được thiết kế gọn gàng, hệ thống điều hòa, giải trí đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng.

Lacetti 2008 – 2010 trang bị động cơ phun xăng điện tử, 4 xi lanh dung tích 1.6 lít sản sinh công suất tối đa 107 mã lực, đi kèm hộp số sàn 5 cấp cho khả năng vận hành ổn định cả khi tăng tốc lẫn chạy ở tốc độ cao.

Đây cũng là một trong những sedan cũ tiết kiệm nhiên liệu nhất, đồng thời chi phí bảo dưỡng hay sửa chữa cũng không quá tốn kém bởi phụ tùng rẻ dễ tìm.

2. Toyota Vios 2006 – 2008

Chiếc sedan hạng B của Toyota luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng Việt, dù xe mới hay đã qua sử dụng. Vios không sở hữu thiết kế quá nổi trội hay nhiều tính năng hiện đại mà chỉ ở mức vừa đủ, nhưng bù lại được đánh giá cao bởi khả năng giữ giá, đặc tính bền bỉ và uy tín đến từ thương hiệu Toyota.

Toyota Vios đời 2006-2008 trang bị động cơ 1.5 lít cho công suất 107 mã lực và mô-men xoắn cực đại 141 Nm, tùy chọn hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp, không quá mạnh mẽ nhưng đủ linh hoạt phù hợp với điều kiện đường xá thành thị hiện nay. So với những mẫu xe cũ khác, Vios còn có ưu thế về hệ thống bảo dưỡng sửa chữa có sẵn của Toyota khắp cả nước, phụ tùng thay thế dễ tìm và giá cả phải chăng.

3. Mazda3 2005 – 2006

Mazda3 đời 2005 – 2006 trên thị trường Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ Đài Loan với các phiên bản 1.6 lít và 2.0 lít, tiếp nối Mazda323 trở thành mẫu sedan hạng C được nhiều khách hàng yêu thích. Khác biệt với các mẫu xe cùng thời, Mazda3 đến nay vẫn chiếm được cảm tình của người trẻ bởi thiết kế thời trang từ ngoại thất đến nội thất, không gian bên trong rộng rãi so với tầm vóc trung bình của người Việt.

55ffcd6349c4d_1442827619

Trang bị trên xe khá khiêm tốn, nhưng không “nghèo nàn” với điều hòa, CD 6 đĩa, gương kính điện, túi khí cho người lái, hệ thống chống bó cứng phanh ABS.

Động cơ 2.0 lít cho khả năng vận hành mạnh mẽ, cảm giác lái tốt, bản 1.6 lít có hơi yếu hơn. Ngoài ra, so với Ford Focus hay Toyota Corolla Altis, động cơ của Mazda3 ít gây ra tiếng ồn hơn, nội thất cách âm cũng tốt hơn.

4. Ford Focus 2006 – 2008

Cũng giống như những “người anh em” Mondeo hay Laser, xe Ford Focus đã qua sử dụng luôn được đánh giá cao bởi khả năng vận hành bền bỉ, đầm chắc đúng chất Mỹ, nhưng chiếm ưu thế hơn vì vẫn đang được sử dụng nhiều trên thị trường nên phụ tùng dễ tìm hơn.

Focus đời 2006-2008 có 2 tùy chọn động cơ 1.8 lít hoặc 2.0 lít kết hợp hộp số sàn 5 cấp, đều mạnh mẽ hơn những đối thủ cùng phân khúc như Toyota Corolla Altis hay Mazda3.

Ford Focus 2006-2008 sở hữu kích thước bề ngang và chiều cao lớn nên có không gian nội thất rộng rãi, mang lại sự thoải mái cho người sử dụng. Cốp có thể tích lớn chứa được nhiều vật dụng, trang bị tiện nghi và an toàn tương đối đầy đủ như điều hòa, CD, Radio AM/FM, túi khí cho người lái, chống bó cứng phanh ABS.

Các bước cho một kế hoạch

 

1. Mục tiêu mua xe ô tô cũ

Bạn phải xác định được mục tiêu chính mua xe ô tô cũ của bạn là gì? Bạn mua xe để đi làm hằng ngày, đưa gia đình đi chơi xa cuối tuần, để kinh doanh hay để thậm chí… để đi đua xe, đi offroad. Việc xác định được mục đích mua xe và mặc định đó là tiêu chí quan trọng nhất cho tất cả kế hoạch mua xe của bạn. Nhiều bạn thường quyết định mua xe theo xu hướng chung của thị trường. Nếu bị cuốn theo điều đó thực sự rất nguy hiểm, bạn sẽ nhanh chóng phải bán xe đi để chọn chiếc khác. Vì vậy, hãy mua một chiếc đáp ứng nhiều nhất mục đích của bạn. Đừng mua xe vì ý thích.

2. Xác định nhu cầu

Trước khi mua xe ô tô cũ, bạn đặt cho mình các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó:

  • Quãng đường bạn thường di chuyển: trong thành phố, ngoại thành… và số km thường xuyên đi lại là bao nhiêu?
  • Số người bạn thường xuyên chở đi là bao nhiêu: 2, 4 hay 6
  • Bạn có gara xe riêng, diện tích đủ để cho loại xe nào đậu (5 chỗ, 7 chỗ..) hay phải thuê ngoài?
  • … Còn nhiều câu hỏi nhu cầu mà bạn phải đặt ra tùy theo mục đích mua xe, hoàn cảnh của từng người.

3. Xác định ngân sách

Bạn có tầm bao nhiêu tiền cho việc mua xe và bao nhiêu tiền cho việc bảo dưỡng xe hàng tháng. Có nhiều bác lúc lên diễn đàn hỏi mua xe, họ có tầm 1 tỷ và họ muốn “gắng” mua một chiếc xe mới tầm gần 1 tỷ. Điều này không nên, nếu bạn có gần 1 tỷ, bạn nên chi 500-600 triệu cho việc mua xe và 400-500 triệu số tiền đó cho việc bảo dưỡng, duy trì hoạt động của xe. Nhiều bác mê xe chia sẽ: “Mặc dù mê xe, nhưng không nên biến chiếc xe thành gánh nặng tài chính cho mình”.

Ngoài ra, khi xác định được tầm tiền mua xe, bạn cũng nên trừ đi các khoản chi khác như thuế, đăng ký, phí sử dụng. Những khoản nhỏ này gộp lại cũng làm bạn tốn thêm không ít tiền.

4. Chọn xe

Sau khi xác định được nhóm phân khúc xe có thể đáp ứng mục tiêu, nhu cầu và ngân sách bạn sẽ chọn ra chiếc xe ưng ý nhất cho mình. Trong nhóm các xe bạn đã chọn ở cùng mức giá, bạn bắt đầu so sánh tới hệ thống an toàn trên xe, kiểu dáng, sự tiện nghi, cảm giác lái, độ hao xăng, tần suất hư hỏng, chi phí bảo trì, khả năng tăng tốc, nội thất, đồ chơi… Thống kê của nhóm thì ở bước này, khi mua xe sẽ quan tâm tới thương hiệu, chất lượng và sự mất giá của xe là nhiều nhất.

Lúc này cũng là lúc bạn nên để ý tới sở thích của mình, hãy chiều lòng nó. Bạn muốn mua xe để đi lại trong trong nội thành, phục vụ cho gia đình, 5 chỗ, tầm 1 tỷ và bạn thích xe mình có nhiều đồ chơi, cách độ… bạn có thể chọn Hyundai Sonata. Lúc này điều quan trọng nhất đối với bạn là khước từ tâm lý đám đông, hãy chọn một chiếc xe cho riêng mình.

5. Lựa chọn nơi mua xe

Thông thường, trong cùng một hệ thống showroom chính hãng, giá xe không chênh lệch nhau quá lớn. Giá xe ở các showroom thường có một mức giá tối thiểu và không bao giờ bạn có thể mua được xe ở mức giá đó. Sẽ có nhiều chương trình đi kèm theo xe như khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm phụ tùng, bảo hiểm, chương trình hậu mãi… khác nhau ở từng showroom và thậm chí là khác nhau ở từng saleman trong một showroom. Điều quan trọng là bạn biết điều này và đừng ngại trả giá, hãy xin thật nhiều báo giá của từng saleman, của từng showroom, thậm chí bạn có thể lấy báo giá của saleman này để đàm phán với saleman kia… Lúc này giá xe bạn mua được sẽ tùy vào kinh nghiệm đàm phán và khả năng của bạn

Thông thường các bạn sẽ có nhiều lần đi xem xe, gặp saleman để đàm phán giá, hậu mãi… bạn thường chọn showroom gần nơi sống để đi xem và có một số tiêu chí sau để chọn showroom hoặc saleman:

  • Showroom có gần nhà, uy tín, giao xe dễ dàng không?
  • Giá bán, chương trình khuyến mãi, giảm giá có tốt không?
  • Chất lượng dịch vụ hậu bán hàng, bảo hành, bảo trì tốt không?
  • Showroom có hỗ trợ làm giấy tờ, biển số hay không và chi phí bao nhiêu?
  • Thái độ phục vụ có tốt và lâu dài hay không?
  • Một số bác có thêm một số tiêu chí đặc biệt như phong thủy, tuổi tác…

Cuối cùng nếu có thể bạn nên Test Drive để “test” một lần nữa trước khi mua xe, không nên rơi vào bẩy lắp thêm phụ tùng với giá ưu đãi của các nhân viên sale nếu thực sự điều đó không cần thiết. Ngoài ra bạn cũng có thể quan tâm tới các chương trình hỗ trợ mua xe (hầu như hãng xe nào hiện tại cũng đều có) để giảm bớt gánh nặng tài chính cho mình.

>

1. Xe phổ thông cỡ nhỏ

  • Chi phí mua xe: từ 300 – 500 triệu VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số, phí đăng kiểm và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ…)
  • Những gương mặt tiêu biểu: Kia Morning, Hyundai i10, Hyundai i20, Toyota Vios, Ford Fiesta, Chevrolet Spark, Chevrolet Aveo,…
  • Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 190 triệu VND. Chạy ~ 1.000km/tháng (~30km/ngày): chi phí ~1,7 triệu VND/tháng. Chạy ~ 1.500km/tháng (~50km/ngày): chi phí ~2,8 triệu VND/tháng (Sự chênh lệch tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)

Đây là những dòng xe giá rẻ, được coi là phương tiện đi lại thông thường, với trang bị tiện nghi và an toàn ở mức đơn giản, chi phí bảo dưỡng sửa chữa và nhiên liệu tương đối thấp. Trên thị trường xe đã qua sử dụng, đây cũng là nhóm xe được mua đi bán lại nhiều.

Tiêu thụ nhiên liệu trung bình của nhóm xe này dao động trong khoảng từ 5,5 – 6,5 lít/100km (địa hình hỗn hợp). Mỗi lần bảo dưỡng định kỳ cấp 1 chỉ mất dưới 1 triệu VND, trong khi mỗi lần bảo dưỡng tổng thể cấp 2 cũng chỉ khoảng từ 3 – 4,5 triệu VND tùy từng xe. Chi phí thay thế phụ tùng hỏng hóc cũng tương đối thấp. Chẳng hạn như thay toàn bộ lốp của chiếc xe Daewoo Matiz chỉ tốn khoảng 3,6 – 4,4 triệu VND, và thay toàn bộ má phanh loại khá tốt (cả trước và sau) của chiếc Kia Morning cũng chỉ khoảng 1,5 – 1,6 triệu VND.

Kết luận: Nhóm này phù hợp với những người có thu nhập trung bình, nhu cầu đi lại vừa phải (30 – 50km/ngày) và khả năng tiết kiệm dành riêng cho xe trên 4 triệu VND/tháng, thậm chí với những người sử dụng ít thì số tiền tiết kiệm có thể thấp hơn nữa.

2. Xe phổ thông cỡ vừa

  • Chi phí mua xe: từ 600 – 800 triệu VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
  • Những gương mặt tiêu biểu: Toyota Corolla Altis, Honda Civic, Ford Focus sedan và hatchback, Mazda 3 sedan và hatchback,…
  • Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 245 triệu VND

Chạy ~1.000km/tháng (~30km/ngày): chi phí ~2,3 triệu VND/tháng

Chạy ~1.500km/tháng (~50km/ngày): chi phí ~3,7 triệu VND/tháng

(Sự chênh lệch tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)

Đây là nhóm các xe được đánh giá là đạt được sự hài hòa của cả hai yếu tố là tính thiết thực và kinh tế trong quá trình sử dụng, đáp ứng nhu cầu của số đông. Không gian đủ rộng với những tiện nghi cơ bản cho một gia đình nhỏ, hoặc những công chức bình thường, và điều quan trọng là khoang hành lý đủ lớn chứ không gò bó như nhiều dòng xe compact. Chính vì vậy, đây là phân khúc xe với những cái tên luôn đứng đầu trong danh sách xe bán chạy nhất trên toàn cầu nhiều năm qua.

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và nhiên liệu chẳng có gì đáng lo ngại, chỉ cao hơn một chút các dòng xe phổ thông cỡ nhỏ. Chẳng hạn như một lần thay dầu khoảng 500.000 VND, thay má phanh cả trước và sau khoảng 2,8 triệu VND, thay lốp khoảng 10 triệu VND.

Kết luận: Nhóm xe này phù hợp với những người có khả năng tiết kiệm tối thiểu dành riêng cho xe trên 5 triệu VND/tháng và nhu cầu đi lại ở mức trung bình (30 – 50km/ngày).

3. Xe hạng trung cao cấp

  • Chi phí mua xe: từ 900 – 1,4 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
  • Những gương mặt tiêu biểu: Toyota Camry, Ford Mondeo, Honda Accord, Nissan Teana, Hyundai Sonata, Kia Optima,…
  • Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 380 triệu VND

Chạy ~1.000km/tháng (~30km/ngày): chi phí ~3,5 triệu VND/tháng

Chạy ~1.500km/tháng (~50km/ngày): chi phí ~5,8 triệu VND/tháng

(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)

So với nhóm xe phổ thông cỡ vừa, nhóm xe này gần như là sự mở rộng ở tất cả các khía cạnh, từ kích thước, trọng lượng, đến sức mạnh động cơ, trang bị tiện nghi và an toàn, và mức tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời chi phí bảo dưỡng sửa chữa cũng đắt hơn nhóm trước.

Cùng xếp trong nhóm chi phí này còn có những mẫu SUV cỡ trung, hoặc ở mức cao hơn một chút còn có thể có những cái tên trong phân khúc xe sang cỡ nhỏ như Mercedes-Benz C-class bản tiêu chuẩn, BMW 3-series bản tiêu chuẩn, hay Audi A4 bản tiêu chuẩn,…

Tùy theo mẫu xe, dung tích xy-lanh và công nghệ mà mức độ tiêu tốn nhiên liệu có khác nhau, nhưng một số mẫu phổ dụng nhất trong nhóm này thường có mức tiêu thụ khoảng hơn 8 lít/100km đường trường và trên 13 lít trong đô thị.

Kết luận: Nhóm xe này phù hợp với các doanh nhân trẻ và thực dụng. Với nhu cầu đi lại ở mức trung bình, những người sở hữu ôtô trong nhóm này cần có khả năng tiết kiệm an toàn khoảng trên 8 triệu VND/tháng.

4. Xe sang cỡ trung

  • Chi phí mua xe: từ 1,9 – 2,7 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
  • Những gương mặt tiêu biểu: Mercedes-Benz E-class, BMW 5-series, Audi A6, Lexus GS,…
  • Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 490 triệu VND

Chạy ~1.000km/tháng (~30km/ngày): chi phí ~5,5 triệu VND/tháng

Chạy ~1.500km/tháng (~50km/ngày): chi phí ~8,0 triệu VND/tháng

(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)

Khi đã lựa chọn những chiếc xe trong nhóm chi phí này, người sử dụng ôtô đã không chỉ coi chiếc xe là phương tiện đi lại thông thường, mà còn đề cao tính tiện nghi, sang trọng và là chiếc xe mang thương hiệu thể hiện đẳng cấp. Hạng xe này thậm chí còn “được” phân biệt tại nhiều điểm trông giữ xe.

Song song với những gì mà chiếc xe mang lại, chi phí định kỳ và chi phí bất thường đi kèm cũng không dễ chịu chút nào đối với đa số những người có mức thu nhập trung bình. Chẳng hạn với chiếc Mercedes-Benz E280, mỗi lần thay dầu động cơ hết hơn 2 triệu VND, dầu hộp số gần 6 triệu VND, lọc gió động cơ cũng khoảng 3 triệu VND, một bộ cao su chân máy (2 chiếc) cũng ngót nghét 10 triệu VND, hay lốp xe cũng khoảng 20 – 22 triệu VND/4 chiếc.

Kết luận: Chính vì những chi phí bất thường lớn, chủ sở hữu xe thuộc nhóm này cần có khoản tiết kiệm tối thiểu dành riêng cho xe vượt xa mức chi phí cố định (nhiên liệu và bảo dưỡng định kỳ). Với nhu cầu đi lại bình thường, mức tiết kiệm an toàn tối thiểu cho xe cũng phải là trên 12 triệu VND/tháng.

5. Chi phí sử dụng ô tô hàng tháng xe sang cỡ lớn

  • Chi phí mua xe: từ 4,0 – 7,0 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
  • Những gương mặt tiêu biểu: Mercedes-Benz S-class, BMW 7-series, Audi A8, Lexus LS, Porsche Panamera,…
  • Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 580 triệu VND

Chạy ~1.000km/tháng (~30km/ngày): chi phí ~6,5 triệu VND/tháng

Chạy ~1.500km/tháng (~50km/ngày): chi phí ~8,9 triệu VND/tháng

(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)

Khi đã bước chân vào nhóm xe này, chủ nhân của những chiếc xế hộp không chỉ là những người cực kỳ rủng rỉnh về mặt tiền bạc, mà còn coi trọng đẳng cấp, sự an toàn và sang trọng ở mức hàng đầu.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này còn cho biết các phiên bản khác nhau trong cùng một dòng xe (chẳng hạn như giữa S600 và S350, hay giữa 730Li và 760Li) cũng có thể khác nhau rất lớn về chi phí sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Đơn cử như riêng bộ má phanh của 730Li khoảng 12 triệu VND, nhưng của 760Li có thể lên đến gần 20 triệu VND. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình cũng có thể lệch nhau tới gần chục lít/100km giữa các phiên bản động cơ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện đường sá và cách xử lý của người lái.

Kết luận: Thật khó để có thể đưa ra một mức tiết kiệm an toàn tối thiểu cho chiếc xe ở phân khúc này, nhưng nếu bạn vẫn mơ ước được sở hữu một chiếc để thỏa mãn nhu cầu đi lại ở mức vừa phải thì phải chuẩn bị kinh phí an toàn trên 13 triệu VND/tháng.

6. Chi phí sử dụng ô tô hàng tháng xe địa hình đa dụng cao cấp

  • Chi phí mua xe: từ 3,0 – 7,0 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
  • Những gương mặt tiêu biểu: BMW X5, X6, Audi Q7, Mercedes-Benz GL-class, ML-class, Porsche Cayenne,…
  • Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng trên 500 triệu VND

Chạy ~1.000km/tháng (~30km/ngày): chi phí ~5,0 triệu VND/tháng

Chạy ~1.500km/tháng (~50km/ngày): chi phí ~8,2 triệu VND/tháng

(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)

Điều kiện sử dụng khiến sự chênh lệch về chi phí giữa các xe trong nhóm này là rất lớn. Chẳng hạn như một chiếc BMW X5 trang bị động cơ 4.8L có thể chỉ tiêu tốn khoảng 14 lít/100km đường trường, nhưng sẽ “ngốn” hết khoảng trên 22 lít/100km trong đô thị.

Do thường xuyên phải hoạt động trên địa hình khắc nghiệt, một số chi tiết của nhóm xe này cũng phải thay thường xuyên hơn các dòng xe sedan. Giá phụ tùng của nhóm xe này cũng khiến nhiều người phải giật mình. Đơn cử như một chiếc lốp cỡ 275/55 R19 của Mercedes GL cũng có giá tới hơn 8,5 triệu VND/chiếc, đồng nghĩa với việc mỗi lần thay lốp đã tiêu tốn hơn 34 triệu VND, ắc quy của BMW X5 cũng có giá từ 13 – 18 triệu VND, một bộ giảm xóc khí nén phía trước của BMW X5 có giá khoảng hơn 20 triệu VND.

Chính vì chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng cao, các dòng xe sang đã qua sử dụng thường có tỷ lệ mất giá cao hơn rất nhiều so với các dòng xe phổ thông. Thường thì trong vòng 5 năm đầu mua xe, chi phí cố định (bảo dưỡng định kỳ và nhiên liệu) của nhóm xe này có thể chẳng thành vấn đề, nhưng chi phí cho việc thay thế phụ tùng/sửa chữa sau đó mới là điều đáng nói.

Kết luận: Nhóm xe này chỉ dành cho những người thực sự rủng rỉnh về mặt tài chính. Ngoài khoản chi chí an toàn hàng tháng cho xe khoảng trên 12 triệu VND, chủ xe cần có khoản dự phòng lớn hơn thế rất nhiều.

7. Xe cũ

Việc mua xe cũ giúp bạn tậu được một chiếc xe ở phân khúc cao hơn trong tầm ngân sách có hạn. Tuy nhiên điều này sẽ đẩy bạn đến những rắc rối nhỏ trong quá trình sử dụng xe cùng chi phí sử dụng, bảo dưỡng khá cao có khi vượt quá tầm tiền dự toán của bạn. Điều đó sẽ làm giảm ít nhiều niềm vui sở hữu ô tô. Vì thế khi đã quan tâm đến mua xe cũ bạn cần xem xét chi phí bảo dưỡng, sử dụng tăng từ 10 – 50% (tùy theo độ tuổi của xe) so với chi phí bão dưỡng của xe đó khi còn mới.

Trên đây là thông tin về chi phí sử dụng ô tô hàng tháng bạn cần biết. Với những chia sẻ về kinh nghiệm mua xe ô tô cũ trên đây, hy vọng bạn sẽ tìm được người bạn đường phù hợp nhất cho mình.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *