Hướng dẫn kinh nghiệm chọn ô tô cũ

Mua bán ô tô cũ – Những lợi ích khi lựa chọn

 

  • Giá cả

Mua một chiếc ô tô mới đương nhiên là sẽ tốn nhiều hơn mua ô tô cũ. Thực tế cho thấy khoảng cách về giá giữa ô tô cũ và ô tô mới ngày càng được nới rộng, chẳng hạn bạn cần đến khoảng 1 tỷ đồng để mua một chiếc xe SUV mới cỡ trung, nhưng với 500 triệu, bạn vẫn có thể mua một chiếc xe SUV cũ còn tốt thậm chí rất tốt nếu bạn may mắn.

  • Tránh được sự sụt giảm giá trị

Một khi bạn lái chiếc ô tô mới của mình ra khỏi đại lý, giá trị của nó sẽ giảm lập tức. Với những mẫu xe phổ biến, giá trị xe có thể giảm ít nhất 15% chỉ trong vòng hai năm đầu tiên.

  • Xe chạy lướt

“Xe chạy lướt” là từ ngữ phổ biến để chỉ ô tô cũ nhưng tình trạng “gần như mới”. Lựa chọn an toàn nhất cho người mua ô tô cũ là chọn xe “gần như mới” hoặc “ít dùng”. Thông thường, đó là những mẫu xe được sử dụng để trưng bày, chạy thử nghiệm, hay sử dụng trong thời gian ngắn trong những sự kiện đặc biệt, hay những người dùng vì lý do nào đó bán xe chỉ sau vài tháng sử dụng. Chiếc xe ít sử dụng, được chăm sóc kĩ càng sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản không nhỏ so với xe hoàn toàn mới, và thường ít rủi ro hơn ô tô cũ. Tuy nhiên, nếu chiếc xe đó đã chạy hơn 10,000 km thì nó không thể xem là xe chạy lướt nữa mà đã là ô tô cũ.

Bốn bước kiểm tra khi mua ô tô cũ

Theo kinh nghiệm của các thợ máy lành nghề, việc kiểm tra một chiếc ô tô đã qua sử dụng để biết được “chất lượng” cũng như những nhược điểm của xe là không khó. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách kiểm tra thì chẳng khác nào “vẽ rắn thêm chân”. Thông thường, hai tiến trình quan trọng nhất trong việc chọn mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng là kiểm tra lịch sử xe và lái thử xe.

55ed65bd2c6fb_1441621437

  • Kiểm tra lịch sử xe ô tô cũ

Kiểm tra tình trạng bánh lốp về mức hư hại bên hông và vòng tròn của bánh. Nếu bánh lốp mòn không đều, có khả năng bánh xe không được lắp đúng hướng. Sau đó bạn hãy quay bánh xe, bánh xe phải quay nhẹ nhàng mà không hề có tiếng ồn hay rung. Về hộp số thì phải khớp và di chuyển nhẹ nhàng, không hề có tiếng ken két. Nếu bàn đạp cứng không trơn là có dấu hiệu các bộ phận cấu thành bị mòn.

  • Kiểm tra dầu và nắp dầu cũng rất cần thiết

Nếu thấy có cặn dầu, nhiều khả năng động cơ bị hư hại và mất nhiều tiền để sửa lại. Bạn cũng nên kiểm tra ống khói, phải chắc chắn rằng không có nhiều khói xanh khi xe chạy. Nếu có nhiều khói xanh, đó là dấu hiệu động cơ bên trong đã mòn quá mức.

  • Kiểm tra độ gỉ sét

Bạn phải kiểm tra xe có bị gỉ sét không, kể cả mặt đáy của xe, đặc biệt là hệ thống khói. Ngoài việc phải xem kỹ lớp sơn có bong ra hay không thì kiểm tra đồng hồ hiển thị quãng đường xe đã đi, nếu quãng đường xe đi càng nhiều thì độ hao mòn càng cao. Bạn nên đóng/mở tất cả các cửa sổ và cửa ra vào của xe để xem chúng có trục trặc, sau đó kiểm tra phanh xe có hoạt động tốt không. Kiểm tra tất cả hệ thống điện như nút bấm điện mở cửa sổ và cửa ra vào, cần gạt nước…

  • Lái thử xe ô tô cũ

Để kiểm tra một chiếc xe đã qua sử dụng việc lái thử là rất cần thiết, mỗi chiếc bạn cần lái thử ít nhất 2 lần, nên lái xe thử trên đường yêu tĩnh để có thể nghe tiếng máy có êm không. Sau khi bạn quyết định được chiếc xe này tốt thì hãy lái nó ở phạm vi rộng hơn, ít nhất là nửa tiếng lái thử. Nếu có thể bạn hãy lái xe thử ở các loại đường khác nhau để xem xét góc độ xử lý tình huống của xe. Điều cuối cùng bạn phải nhớ, bảo đảm rằng khi bạn bước vào xe sẽ có cảm giác thoải mái và phù hợp với nhu cầu bạn đang cần. Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác về các dòng xe hiện đang có mặt trên thị trường thông qua Mua bán ô tô

Một số lưu ý khi mua xe cũ

Những thông tin bỏ qua có thể là những dấu hiệu quan trọng thể hiện tình trạng của chiếc xe, mà nhờ đó bạn có thể quyết định dễ dàng hơn.

1. Thông tin chung

  • Quảng đường đã đi?
  • Trải qua bao nhiêu chủ. Họ là những ai và dùng với mục đích gì?
  • Tại sao họ bán. Hay mệt mỏi vì phải sửa quá nhiều lần.
  • Xe có vượt qua kiểm tra khí thải lần cuối, ó là khi nào?

2. Kiểm tra ngoài

  • Đường nét bên ngoài có sắc. Bề mặt xù xì, xuất hiện lớp sóng. Các tấm (Panel) ráp ngay ngắn?
  • Bản lề cánh cửa có bị rơ và gặp vấn đề khi đóng-mở?
  • Khe hở giữa các panel có đồng đều. Panel nào dường như đã được sửa?
  • Trên khung vỏ có nhiều rỉ?
  • Màu sơn đồng đều. Bề mặt sơn xuất hiện rỗ khí hay có giọt sơn đọng lại?

3. Kiểm tra động cơ:

3.1. Khi động cơ chưa hoạt động

  • Hệ thống bôi trơn và làm mát có bị rò rỉ?
  • Động cơ bụi bẩn hay bị dính dầu không?
  • Mức bôi trơn thấp hay đủ. Dầu dính trên que thăm dầu có quá đen?
  • Điện cực ắc-quy bị ăn mòn, mức dầu động cơ thấp… là những dấu hiệu cho thấy xe ít bảo dưỡng.

3.2. Khi khởi động động cơ

  • Bạn nghe thấy tiếng gõ, tiếng rít?
  • Động cơ xả ra nhiều khói?
  • Đèn cảnh báo nào bật sáng?
  • Đèn kiểm tra động cơ có sáng? Nếu sáng đồng nghĩa rằng xe đang bị lỗi ở động cơ.
  • Dầu động cơ có thấp khi chạy không tải?
  • Xe có bị yếu khi tăng tốc?
  • Công suất động cơ có đủ?
  • Mở nắp dầu, nhìn vào trong động cơ xem có bị khô?
  • Có mùi dầu cháy ở dưới nắp ca-pô?

4. Kiểm tra hộp số:

4.1. Kiểm tra hộp số tự động

  • Hộp số đã được sửa chữa lần nào chưa, lắp lại đúng không?
  • Dầu hộp số có mùi khét do bị cháy?
  • Dầu bám trên que thăm dầu có đen và bẩn?
  • Khởi động động cơ và chuyển từ P sang D, và từ P sang R trong khi giữ phanh.
  • Thời gian chuyển số và hiện tượng giật khi chuyển số có kéo dài?
  • Có tiếng ồn lớn hay bị giật mạnh?

Trong khi lái thử

  • Việc chuyển số có chậm trễ hay khó khăn gì?
  • Xuất hiện tiếng rung từ ly hợp. Xe nhảy số hay bị giật khi sang số?
  • Quá trình chuyển số mất nhiều thời gian?

4.2. Kiểm tra hộp số sàn

  • Xuất hiện tiếng ồn lạ trong khi chạy?
  • Bất thường gì khi chuyển số?
  • Ly hợp có bị trượt?
  • Có vấn đề gì khi chuyển số lùi?

5. Kiểm tra hệ thống treo

  • Giảm chấn có bị rò rỉ?
  • Ống lót bảo vệ giảm chấn có bị rách?
  • Lốp có mòn đều (Vấn đề góc đặt bánh xe).
  • Ghế ngồi có điều chỉnh được. Hãy thử chỉnh từng nấc một.
  • Độ rơ của vô-lăng có đáng kể.
  • Xe có bị nảy lên quá nhiều khi ấn một góc nào xuống?
  • Có hiện tượng va đập hay tiếng kêu cót két khi xe vượt qua chướng ngại vật.
  • Xe có bị kéo lệch về một bên. Vô-lăng có bị lệch tâm?
  • Bạn cảm thấy không an toàn khi đi trên đường cao tốc?
  • Xuất hiện tiếng rung?

6. Kiểm tra hệ thống phanh

  • Bầu chứa dầu phanh có bị rò rỉ?
  • Dầu phanh ở mức thấp?
  • Chân phanh chạm sàn. Khi đạp phanh bạn có thấy quá nhẹ hay quá nặng?
  • Có xuất hiện lỗ thủng hay vết nào trên hệ thống dẫn động phanh hay không?
  • Đường ống dẫn có bị ăn mòn nhiều không?
  • Đĩa phanh có bị mòn nhiều không, bề mặt đĩa có mòn đều không?
  • Có bất kỳ rung động của bàn đạp phanh hoặc hệ thống lái trong khi đang đạp phanh không.
  • Trong khi lái thử.
  • Có tiếng kêu khi đạp phanh?
  • Xe di chuyển lệch về một bên khi phanh?
  • Có tiếng ồn phát ra từ cơ cấu?
  • Đèn cảnh báo phanh hay đèn ABS có sáng khi lái?

7. Kiểm tra lốp

  • Có nứt, sẹo?
  • Bề mặt lốp bị mòn nhiều?
  • Lốp có đúng kích cỡ với đăng kiểm?
  • Vành bánh xe có bị hư hỏng gì không?
  • Chiếc xe có bị rung khi đi với tốc độ cao?
  • Có tiếng kêu do lốp mòn không đều?

8. Kiểm tra nội thất

  • Ghế người lái, vô-lăng có bị hư hỏng?
  • Tấm lót sàn bị ẩm?
  • Đài, CD, băng còn làm việc?
  • Điều hòa không khí đủ mát?
  • Khóa điện, cửa sổ, gương, cửa nóc làm việc bình thường?
  • Hệ thống sưởi, bộ sấy kính sau, gạt nước có hoạt động?
  • Xuất hiện tiếng rít cửa gió khi lái xe không?
  • Bạn có cảm thấy an toàn khi lái không?
  • Ghế ngồi, đai an toàn, gương, hệ thống điều khiển, hệ thống lái, tầm nhìn như thế nào?
  • Bánh xe dự phòng, giá đỡ, bản lề có còn tốt?
  • Bạn nên nhớ rằng Thắc mắc với người bán xe càng nhiều thì nguy cơ mua phải xe cũ nát càng ít.

Với những kinh nghiệm về xe ô tô cũ ở trên, chắc các bạn đã tự tin hơn khi quyết định mua xe ô tô cũ. Chúc bạn thành công!

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *